Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam?

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014
Từ trước đến giờ, việc Mỹ trợ giúp Việt Nam chỉ mang tính biểu tượng chứ chưa bao giờ là thực chất. Nhưng một khi nước này quyết định bán vũ khí cho Việt Nam thì điều này không những không tốt mà còn như đổ thêm dầu vào lửa trong lúc tình hình này và khiến Biển Đông trở nên căng thẳng hơn rất nhiều.

Tuy rằng Goldstein là một nhà nghiên cứu về Trung Quốc, nhưng những câu trả lời của ông lại khiến chúng tôi nhận thấy ông giành rất nhiều tình cảm đặc biệt cho con người và đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh hùng. Những lời khuyên của ông giành cho Việt Nam luôn là những lời khuyên đúng và giúp cho Việt Nam tránh được những xung đột không đáng có.

Ở góc nhìn một nhà nghiên cứu Mỹ, ông nhận xét việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận về vũ khí đối với Việt Nam và bán vũ khí cho Việt Nam là một việc cực kỳ nguy hiểm cho Việt Nam và khiến cho quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng, thù địch nhiều hơn nữa. Toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn với ông như sau:

- Đại sứ Việt Nam mới được đề cử - Ted Osius đang chờ phê chuẩn của Thượng viện nói tại buổi điều trần của ông rằng bây giờ có thể là thời gian để Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí. Từ "có thể là" là rất lịch sự nhưng trong thực tế liệu Lầu Năm Góc đã sẵn sàng để bán vũ khí cho Việt Nam chưa? Ông có nghĩ rằng Mỹ nên bán cho Việt Nam, nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ?

- Trong quan điểm của tôi, Mỹ nên thận trọng về việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong khi doanh số bán hàng như vậy có thể chỉ là con số nhỏ và mang tính biểu tượng thì nó lại có thể khiến cho căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang hơn nữa.

Tàu chiến USS Chong - Hoon của Mỹ từng thăm Đà Nẵng năm 2013.

Điều đó cũng giống như cách mà người Mỹ sẽ phản ứng rất tiêu cực đến việc bán vũ khí của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh, ví dụ như Cuba hoặc Venezuela. Do đó, những thương vụ bán vũ khí sẽ được Bắc Kinh hiểu như một phần nỗ lực của Washington để tiếp tục "kiềm chế Trung Quốc”. Như vậy, họ sẽ không chỉ có khả năng tiếp tục làm nóng căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc mà còn có thể gây bất lợi cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc, vốn đã khá căng thẳng.

Trong khi đó, với các đối tác liên minh, chẳng hạn như Nhật Bản hay Philippines, từ hàng thập kỷ nay, Mỹ đã ký các hiệp định quốc phòng cùng các hoạt động liên kết đào tạo. Nhưng với Việt Nam, một mối quan hệ như vậy sẽ phải bắt đầu từ đầu. Có thể ban đầu sẽ là những lĩnh vực như giám sát hàng hải. Đó là khả năng có thể khá hữu ích cho các lực lượng vũ trang Việt Nam.Tuy nhiên, sau đó Hà Nội sẽ đối mặt với những thách thức là làm sao để tích hợp hệ thống Mỹ cùng với kho vũ khí phần lớn theo tiêu chuẩn Nga. Điều đó có thể là một thách thức lớn về kỹ thuật.

- Nếu có một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, ai sẽ là người sẽ thắng thế?

- Trung Quốc có khả năng sẽ chiếm ưu thế trong hầu hết các kịch bản có thể có. Nhưng Việt Nam đã thực hiện một số khoản đầu tư khôn ngoan như mô tả ở trên và gần như chắc chắn có thể gây ra thiệt hại đối với Hải quân và Không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tham gia vào một quá trình hiện đại hóa quân sự dữ dội trong hai thập kỷ qua và gặt hái nhiều thành tựu.

 Máy bay Su-30 hiện đại của Việt Nam

Trong việc chuẩn bị cho các kịch bản xung đột khác nhau mà có khả năng liên quan đến Hoa Kỳ và hoặc Nhật Bản, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng được trang bị tốt và được đào tạo bài bản. Trong các lĩnh vực quan trọng của tàu ngầm, chiến hạm và chiến thuật tấn công nhanh, Trung Quốc cũng có thể dựa vào một số lợi thế rất đáng kể để giúp họ tiếp tục chiến đấu mặc dù đã bị thiệt hại.
Để chắc chắn, đã có một số cuộc tranh luận trong quân đội về các điều kiện thuận lợi của Hà Nội. Ví dụ, Trung Quốc không đảm bảo chắc chắn được trong lĩnh vực tiếp nhiên liệu trên không, đặc biệt là trong khu vực Biển Đông cách xa các sân bay của Trung Quốc. Trong tình trạng tuyệt vọng, hơn thế nữa, Hà Nội thậm chí có thể xem xét leo thang từ một cuộc đụng độ trên biển lên một cuộc xung đột biên giới đất liền lớn hơn vì lực lượng trên bộ của họ có thể kết hợp đồng đều hơn so với lực lượng trên bộ của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, điều này sẽ là một nước cờ mạo hiểm khi Hà Nội nằm tương đối gần với biên giới Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có một số khả năng có thể sử dụng để leo thang. Ví dụ, Trung Quốc có thể tập kích không quân hoặc sử dụng tên lửa tấn công làm tê liệt các căn cứ của Hải quân và Không quân Việt Nam.

Nói chung, cần phải nói rằng dự báo kết quả quân sự là rất khó khăn và thế giới đã không chứng kiến ​​một cuộc chiến tranh hải quân thực sự hiện đại nào kể từ năm 1982 trong cuộc xung đột Falklands. Do đó, các phân tích ngắn ở trên cần phải được xử lý thận trọng.

- Ngoại trưởng John Kerry cuối tháng 12 năm ngoái công bố viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam để củng cố an ninh hàng hải. Theo ông, kKhoản tiền đó sẽ được sử dụng vào việc gì?

- Vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng các thông tin hiện có cho thấy các quỹ này có thể được sử dụng để mua tàu tuần tra như các loại đã xuất hiện trong cuộc đối đầu với Trung Quốc từ đầu tháng 5 trong vụ giàn khoan. 

Đáng chú ý là Việt Nam đã bắt đầu một chương trình xây dựng tích cực để cố gắng phù hợp với lực lượng bảo vệ bờ biển to lớn của Trung Quốc, vì vậy các quỹ này có thể hỗ trợ cho nỗ lực đó. Nhật Bản cũng có vẻ sẽ đóng một vai trò trong nỗ lực nâng cấp lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam.

 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 12/2013 tại Hà Nội.

Quỹ này cũng có thể được sử dụng để nâng cấp các yếu tố còn yếu trong thiết bị của Việt Nam, ví dụ đối với radar, thiết bị thông tin liên lạc. Tuy nhiên, những khoản tiền nhỏ đó chỉ có thể được xem là mang tính biểu tượng trong bản chất vấn đề. Ví dụ, một mẫu thử nghiệm của US Coast Guard với cỡ trung bình (dài 141 feet – tương đương hơn 50m) chi phí đã vượt quá 80 triệu USD cho mỗi tàu, vì vậy số tiền này của viện trợ sẽ khó có thể quyết định trong cuộc đua hàng hải giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Theo ông, làm thế nào trong vài năm tới Việt Nam có thể chế ngự được Trung Quốc – một địch thủ lâu đời và cũng có lúc là bạn của họ?

Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ trên một phổ rất rộng các vấn đề. Những lợi thế kinh tế và văn hóa xã hội của hội nhập sâu hơn giữa hai quốc gia là điều hiển nhiên. Thật vậy, cường độ của các tương tác, cho dù ở mức độ văn hóa trong các cán bộ cao cấp của đảng, đã có thể được báo cáo đầy đủ ở phương Tây. Tuy nhiên, rõ ràng vẫn còn một độ vênh nhất định trong lập trường của Hà Nội và Bắc Kinh về một số vấn đề nhạy cảm nhất.

Là nước liên quan, Washington cần phải bảo vệ lợi ích rộng lớn hơn của riêng mình là luôn gắn chặt hơn mối quan hệ Mỹ-Trung để ổn định tổng thể. Trong quan hệ với Hà Nội, Washington phải tránh cái bẫy của "hội chứng người bạn xấu", trong đó có thể vô tình đưa Hà Nội vào một cuộc đối đầu khốc liệt hơn bao giờ hết với Bắc Kinh mà Hà Nội không thể hy vọng giành chiến thắng. 

Việt Nam cần phải sử dụng sức mạnh ngoại giao để tìm cách thích ứng riêng của mình với một siêu cường đang nổi lên ở phía bắc. Đây sẽ là một quá trình khó khăn và nguy hiểm nhưng là giải pháp tốt nhất sẽ đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh của Việt Nam trong thời gian dài trong một khu vực khó khăn.

Theo dõi lap dat mang fpt để theo dõi nhiều tin mới!


Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments